Công chứng
Công chứng hợp đồng giao dịch, chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, ủy quyền, di chúc, thừa kế, văn bản cam kết..
Chứng thực, sao y bản chính
- Nhận chứng thực, sao y bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. - Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Dịch thuật
Dịch thuật nhiều thứ tiếng, từ tiếng việt sang Anh, pháp, Đức, Trung Quốc, Đài Loan... và ngược lại
Về chúng tôi
Thông tin Văn phòng công chứng Nguyễn Thanh Đình
Thực hiện theo mô hình xã hội hóa công chứng theo Luật Công chứng 2014, Văn phòng Công chứng Nguyễn Thanh Đình được chuyển đổi từ Phòng Công chứng số 1 thành phố Cần Thơ

Thông tin chi tiết về quá trình hình thành văn phòng công chứng Nguyễn Thanh Đình
Thực hiện theo mô hình xã hội hóa công chứng theo Luật Công chứng 2014, Văn phòng Công chứng Nguyễn Thanh Đình được chuyển đổi từ Phòng Công chứng số 1 thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 3790/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ và có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 32/TP-ĐKHĐ của Sở Tư pháp Thành phố Cần Thơ ngày 18/12/2015. Văn phòng được thành lập bởi các Công chứng viên hợp danh được chuyển đổi với tư cách là Công chứng viên – viên chức nhà nước thuộc Phòng Công chứng số 1, với đội ngũ công chứng viên có năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề kể cả kinh nghiệm quản lý Nhà nước, Văn phòng công chứng NGUYỄN THANH ĐÌNH đã và sẽ tiếp tục hoạt động với mục tiêu trọng tâm là vì dân phục vụ và đảm bảo an toàn pháp lý trong các giao dịch. Từ khi thành lập, Phòng công chứng số 1 thành phố Cần Thơ nay là Văn phòng công chứng Nguyễn Thanh Đình được đặt trụ sở tại số 1A Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Cơ sở vật chất của Văn phòng hiện nay trang bị nhiều phương tiện hỗ trợ như: Máy Photocopy, máy Fax, máy In, máy Đếm tiền, Camera để theo dõi hoạt động công chứng…rất khang trang, đẹp mắt, cấu trúc và bố trí khá khoa học và hợp lý rất thuận tiện cho người dân đến giao dịch. Với chính sách lấy khách hàng làm trọng tâm, chúng tôi không chỉ là một tổ chức hành nghề Công chứng đơn thuần mà còn là một đối tác pháp lý đáng tin cậy, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp với các giải pháp nhằm đảm bảo mang lại sự an toàn pháp lý trong các giao dịch cho khách hàng. Đến với Văn phòng Công chứng Nguyễn Thanh Đình, Khách hàng sẽ được phục vụ với phương châm “Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng trên cơ sở tuân thủ pháp luật". Giá trị của chúng tôi được thể hiện thông qua chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Chúng tôi đã từng bước khẳng định chúng tôi là một tổ chức hành nghề Công chứng hoạt động chuyên nghiệp với chất lượng dịch vụ cao tại thành phố Cần Thơ.pp
Khách hàng hài lòng
Tổng lượng giao dịch
Liên hệ qua điện thoại
Đơn vị liên kết






Một số hình ảnh
Hình ảnh được chụp từ khách hàng công chứng
Trải nghiệp thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng, khách hàng chụp hình đăng tải trên trang cá nhân, trên các trang mạng xã hội.
- All
- App
- Card
- Web
Đội ngũ công chứng viên
Công chứng viên Gắn bó
Trải qua nhiều năm hoạt động, với năng lực chuyên môn cao từ Phòng công chứng nhà nước, một số công chứng viên tiêu biểu hoạt động gắn kết lâu dài với chúng tôi.

Trương Mộng Quỳnh
Công chứng viên
Nguyễn Thanh Toàn
Công chứng viên
Nguyễn Thanh Đình
Công chứng viên - trưởng văn phòng
Nguyễn Thị Trúc Linh
Công chứng viênPhí công chứng
Thực hiện thu phí theo Thông tư 257/2016/TT-BTC
Quy định đối với biểu phí công chứng năm 2022 về mức lệ phí công chứng sao y bản chính được quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC

Giải đáp khách hàng
Một số câu hỏi về thủ tục công chứng từ Khách hàng
Để thực hiện tốt dịch vụ cho khách hàng, chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi từ phía khách hàng công chứng.
-
Nhiều người dân thắc mắc khi thực hiện những hiện hoạt động mua bán nhà đất tại sao phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất?
Thực tế có nhiều trường hợp mua bán nhà chỉ qua giấy tờ viết tay, khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng này sẽ bị tòa án tuyên bố vô hiệu, người mua nhà có nguy cơ mất trắng cả nhà và tiền bạc, công sức bỏ ra. Trong trường hợp này, nếu hợp đồng đó có công chứng, chứng thực theo quy định thì căn nhà hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của người mua mà không lo bị tranh chấp, và nếu có tranh chấp thì sẽ được pháp luật bảo vệ.
Pháp luật hiện hành từ Bộ luật Dân sự đến các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở đều có quy định một số hợp đồng về bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng Quyền SDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, … bắt buộc phải công chứng.
Về mặt quy định của pháp luật thì các giao dịch về bất động sản được công chứng sẽ đảm bảo về hình thức theo quy định tạo điều kiện để các giao dịch đó tiếp tục được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các bước tiếp theo. -
Hợp đồng ủy quyền có phải công chứng không?
Căn cứ tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định "Điều 562.
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Đồng thời, Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau:
Thứ nhất ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
"Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh." Theo đó khi thực hiện yêu cầu đăng ký khai sinh, xác định lại dân tộc…cá nhân có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền. Nếu ủy quyền thì phải lập thành văn bản và có công chứng. Tuy nhiên, nếu người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ chồng… thì không cần công chứng nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Riêng việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được ủy quyền mà bắt buộc các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch -
Thuê nhà có bắt buộc công chứng hay chứng thực không?
Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. -
Hợp đồng mua bán xe có phải công chứng, chứng thực không?
Công chứng, chứng thực là một biện pháp bảo đảm về mặt hình thức, nội dung cho các giao dịch dân sự. Vậy hợp đồng mua bán xe có phải công chứng, chứng thực không?
Căn cứ vào Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu hợp đồng mua bán xe là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu chiếc xe sang cho bên mua và bên mua trả tiền theo thỏa thuận của hai bên cho bên bán.
Để thực hiện được việc mua bán thì chiếc xe phải không bị cấm, bị hạn chế mua bán, chuyển nhượng, phải thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
Ngoài ra, để một giao dịch có hiệu lực thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Các bên tham gia thực hiện hợp đồng mua bán xe phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự
- Những người tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Chi tiết được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hình thức cũng là một điều kiện để xem xét giao dịch dân sự đó có hiệu lực hay không. Theo đó, điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định muốn chuyển quyền sở hữu xe thì giấy bán xe của cá nhân phải:
- Công chứng theo quy định của pháp luật
- Chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán xe theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 20/2010/TT- BGTVT quy định về xe chuyên dùng thì giấy bán cũng phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
Theo đó, ngày 18/9/2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn 3956/BTP-HTQTCT hướng dẫn về việc chứng thực chữ ký trong giấy bán xe cá nhân và xe chuyên dùng. Nội dung cụ thể như sau:
- Đối với xe chuyên dùng thì UBND cấp xã nơi thường trú của người bán thực hiện chứng thực chữ ký của người bán
- Đối với việc mua bán của cá nhân thì người dân có thể chọn công chứng hợp đồng, giấy mua bán tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại UBND cấp xã.
Do đó, đối với các hợp đồng mua bán xe nếu bên bán là cá nhân thì bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Trong đó, muốn làm theo hình thức nào thì tùy vào nhu cầu và mong muốn của hai bên mua bán. -
Tài sản chung của vợ chồng là gì? Có được chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân hay không?
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là gì? Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Lưu ý: Thỏa thuận chia tài sản chung phải được thành lập bằng văn bản, vì đây sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề và buộc phải ly hôn.
Bên cạnh đó, Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, vợ chồng hoàn toàn có thể thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên cần lưu ý các quy định của pháp luật về vấn đề này, đồng thời thực hiện việc chia tài sản một cách rõ ràng, nghiêm túc để tránh những tranh chấp không đáng có sau này. -
Thời điểm nào được từ chối di sản thừa kế?
Trước đây theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về từ chối nhận di sản:
Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, việc từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu như việc từ chối nhận di sản thừa kế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa thực hiện nghĩa vụ tài sản thì dù có tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế trước khi phân chia di sản thì vẫn vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải bắt buộc được lập thành văn bản và gửi đến các đồng thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
Liên hệ
Thông tin liên hệ
Khách hàng có nhu cầu công chứng có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây.
Địa chỉ
146G Đ. Trần Văn Hoài, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
dtncongchung@gmail.com
Điện thoại
0292 3823 930